Tổng hợp thuốc trị vảy nến theo đường uống và bôi được các bác sĩ da liễu khuyên dùng

Thông tin về thuốc trị vảy nến là luôn là mối quan tâm của các bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về thuốc chữa căn bệnh da liễu này theo cả đường uống và bôi ngoài da. Hãy tham khảo để biết thông tin chi tiết.

Các thuốc trị vảy nến theo đường uống

Vảy nến là một bệnh lý về da liễu có liên quan tới chức năng của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do một tác nhân nào đó, các tế bào lympho T của hệ thống miễn dịch cơ thể đã nhận nhầm da là một vật thể lạ, từ đó sinh ra các phản ứng để đào thải da. Sự đào thải diễn ra nhanh khiến da bị tróc thành từng lớp vảy, ngứa nhiều, đó chính cơ chế gây bệnh vẩy nến.

Thuốc trị bệnh có nhiều loại, nhưng đều có mục đích chính là giảm các phản ứng tự miễn của cơ thể, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Đối với các thuốc điều trị bệnh vẩy nến dạng uống, thuốc chỉ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh mức độ trung bình, nặng và kéo dài dai dẳng. Một số loại thuốc trị vảy nến theo đường uống mà bác sĩ có thể kê cho bạn như:

Thuốc Methotrexate

Đây là một loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch. Thuốc tác động vào quá trình tự miễn của cơ thể, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư. Thuốc có dạng viên nén để dùng theo đường uống và cả dạng tiêm, truyền.

Hình ảnh Methotrexate - Thuốc trị vảy nến thể nặng
Hình ảnh Methotrexate – Thuốc trị vảy nến thể nặng

Chống chỉ định đối với các trường hợp bệnh nhân suy thận, suy gan, suy giảm miễn dịch, bệnh rối loạn cơ quan tạo máu, phụ nữ đang mang thai, cho con bú. Đối với điều trị bệnh vẩy nến, dùng thuốc với liều thấp, trong quá trình sử dụng phải theo dõi định kỳ chức năng gan, thận, công thức máu 2-3 tháng/ lần.

Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rụng tóc, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Liều dùng cho người trưởng thành là 12mg/m2 da, trẻ em là 7mg/m2 da.

Thuốc trị vảy nến Cyclosporin

Loại thuốc này cũng có có tác dụng ức chế miễn dịch, dùng trong điều trị bệnh mức độ trung bình, nặng và kéo dài. Thuốc cũng dùng trong điều trị ở người bệnh cấy ghép tạng.

Cyclosporin cũng có dạng bào chế ở đường uống và đường tiêm, truyền. Đối với dạng uống cần phải uống thuốc vào một giờ nhất định ở mỗi ngày, uống đúng giờ và đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể bắt đầu uống với liều liều 1,25 mg/kg chia 2 lần một ngày. Trong quá trình sử dụng thuốc cũng phải theo dõi ký chức năng gan, thận, công thức máu. Một số tác dụng phụ có thể gặp như đầu đầu, buồn nôn, hoa mắt, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,…

Các loại vitamin

Do phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị nên bác sĩ có thể kê thêm cho bạn các loại vitamin được uống như vitamin A, B, C, acid folic,… Nhằm hỗ trợ nâng cao thể trạng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các loại trái cây và rau có chứa nhiều vitamin – đây cũng là một loại thuốc chữa vảy nến trong tự nhiên cực tốt.

Sử dụng các loại dược phẩm bổ sung vitamin rất tốt cho người bệnh
Sử dụng các loại dược phẩm bổ sung vitamin rất tốt cho người bệnh

Thuốc bôi điều trị vảy nến

Bên cạnh các thuốc điều trị vẩy nến dạng uống thì có cả các thuốc dạng bôi. Các thuốc này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng kèm theo với các thuốc đường uống, tiêm trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng. Đối với dạng bôi thì có thể giảm các tác dụng không mong muốn với cơ thể so với dùng đường uống và tiêm, truyền. Một số thuốc trị vảy nến dạng bôi phổ biến là:

Thuốc mỡ có chứa Acid salicylic

Thuốc này có tác dụng giúp cho da mềm, mịn, cấp ẩm cho da. Thúc đẩy quá trình bong tróc các lớp vảy giúp da mau chóng mềm mịn trở lại. Không nên dùng thuốc bôi trên diện da rộng vì có thể dẫn tới quá liều. Chỉ nên bôi ở những vùng da bị tổn thương. Một số tác dụng phụ của thuốc như làm rụng tóc.

Kem bôi có chứa Steroid

Steroid là chất có tác dụng chống viêm,từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến, giảm ngứa và giảm sự bong tróc vảy quá mức. Tuỳ thuộc vào dạng chế phẩm có hàm lượng cao hay thấp mà tác dụng sẽ nhanh hay chậm hơn, liều mạng tác dụng sẽ diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên thuốc này cũng có các tác dụng phụ khi dùng như khô da, bỏng rát da và mỏng da. Do đó bạn nên dùng thuốc trị vảy nến này theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc để dùng. Và chỉ bôi thuốc ở những vị trí có tổn thương da.

Một số loại thuốc điều trị vảy nến theo đường bôi
Một số loại thuốc điều trị vảy nến theo đường bôi

Thuốc mỡ bôi da có chứa Calcitriol và Calcipotriol

Thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh, nhất là khi kết hợp với thuốc bôi corticoid. Tuy nhiên nên dùng đúng hàm lượng thuốc để không gây ra các tác dụng không mong muốn.

Thuốc mỡ bôi da và dầu gội đầu có chứa Coal-tar

Coal tar là một chất giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến, giảm tình trạng bong tróc da, giảm viêm, giảm ngứa. Đối với dầu gội có chứa thành phần này có thể dùng để điều trị các triệu chứng trong bệnh vẩy nến da đầu. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc như viêm nang lông, khô da.

Thuốc bôi da có chứa Retinoids

Retinoids là một dạng bào chế của vitamin A tổng hợp. Chất này có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh lý này. Tuy nhiên thì tác dụng không nhanh như các thuốc bôi da nêu trên, và thuốc cũng gây một số tác dụng phụ khi dùng như kích ứng da, khô da.

Các thuốc dạng bôi này dù không gây tác dụng phụ nhiều như thuốc chữa dạng uống và tiêm, tuy nhiên nó cũng có các tác dụng phụ ít nhiều ảnh hưởng tới người bệnh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để trị bệnh. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.

Trên đây là một số thông tin về các thuốc trị vảy nến mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng qua các thông tin này bạn có thể có một cái nhìn tổng quát hơn về các thuốc điều trị bệnh. Chúc bạn mau lành bệnh!

The post Tổng hợp thuốc trị vảy nến theo đường uống và bôi được các bác sĩ da liễu khuyên dùng appeared first on Iwt Hà Nội - Cẩm nang chăm sóc sức khỏe đầy đủ nhất.



source https://iwthanoi.vn/thuoc-tri-vay-nen/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh án da liễu vảy nến là gì? Các thông tin chi tiết có trong bệnh án vảy nến

Bệnh vảy nến tiếng Anh là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh về bệnh vảy nến

Nổi mề đay ở cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý từ chuyên gia