Nổi mề đay ở cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý từ chuyên gia
Nổi mề đay ở cổ là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách chữa như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được cách xử lý cực tốt từ chuyên gia.
Nguyên nhân nổi mề đay ở cổ
Nổi mề đay ở cổ là tình trạng da ở cổ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu. Những triệu chứng này có thể lan nhanh ra các vùng da khác trên cơ thể nếu không được xử lý tốt. Nếu tình trạng bệnh nặng có thể gây ra một số biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng thậm chí là sốc phản vệ.
Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm căn bệnh bùng phát như.
- Thời tiết: Khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng, độ ẩm thấp, thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là giai đoạn chuyển mùa thì rất hay gặp bệnh lý này.
- Đồ ăn: Các loại hải sản như tôm, cua, ba ba, ghẹ… là nguyên nhân hay gặp mề đay ở cổ. Ngoài ra, sữa hoặc đồ hộp cũng rất dễ khiến cơ thể xảy ra tình trạng dị ứng.
- Các dị nguyên: Khói bụi, phấn hoa, lông chó, lông mèo,…
- Tác nhân vật lý như ánh sáng, nhiệt độ hoặc tác nhân hóa học như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, phụ gia,…
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng được đề cập và nghiên cứu khá nhiều trong bệnh mề đay ở cổ. Nếu bố mẹ hoặc người thân mắc các bệnh lý liên quan đến miễn dịch dị ứng khác như viêm da cơ địa, hen phế quản, lupus ban đỏ thì nguy cơ con cái của họ sinh ra bị mắc bệnh mề đay là rất cao.
- Thuốc: Một nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ cũng hay được nhắc đến đó là thuốc. Các nhóm thuốc kháng sinh đặc biệt là penicilin hay nhóm an thần, giảm đau thực chất là các kháng nguyên lạ đưa vào cơ thể. Phản ứng kháng nguyên kháng thể xảy ra khiến người bệnh xuất hiện tình trạng dị ứng.
- Bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan và các bệnh lý liên quan khác cũng làm cho tình trạng mề đay vốn có xảy ra mãnh liệt hơn. Nguyên nhân do gan là nhà máy thải độc của cơ thể, khi chức năng gan suy giảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh mề đay ở cổ, tuy nhiên có những lúc không tìm ra được yếu tố nào dẫn đến tình trạng này, bệnh thường xuyên tái phát và tự biến mất.
Biểu hiện nổi mề đay ở cổ
Triệu chứng của bệnh rất giống với một số bệnh viêm da khác khiến người bệnh nhầm lẫn. Tuy nhiên chúng có một số đặc điểm nhận dạng sau:
- Trên da cổ xuất hiện các nốt sần có nhiều kích thước khác nhau, từ dạng chấm nốt đến các đám có đường kính 1-2 cm, thậm chí nặng hơn thành từng mảng. Chúng có màu đỏ, hồng hoặc trắng xám ở giữa màu hồng.
- Ngứa: Khi mề đay xuất hiện bệnh nhân cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu, đây là triệu chứng gây phiền toái và lo lắng nhất cho người bệnh. Càng gãi sẽ càng thấy ngứa và mề đay tiếp tục lan rộng ra, tạo thành vòng xoắn bệnh lý ngứa-gãi.
- Các nốt mề đay ở cổ xuất hiện nhanh chóng sau vài giờ đến vài ngày và có thể tự biến mất. Khi lành bệnh không để lại sẹo hoặc các sắc tố khác trên da.
- Trường hợp nếu dị nguyên gây bệnh quá mạnh hoặc tiếp xúc quá nhiều mề đay không chỉ xuất hiện ở cổ mà còn xuất hiện ở cả tay chân, thậm chí nặng hơn nếu gặp ở thanh quản sẽ gây ra khó thở, tụt huyết áp, trụy tim. Lúc này, người bị nổi mề đay ở cổ sẽ rất khó chịu.
Nếu vùng da cổ bị mề đay không được vệ sinh sạch sẽ hoặc gãi nhiều gây trầy xước có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Cách xử lý nổi mề đay ở cổ
Để không làm các biểu hiện nêu trên lan ra các vùng da khác và các nốt nổi mẩn ngứa nhanh chóng biến mất thì người bệnh cần phải áp dụng các biện pháp xử lý sau:
- Dừng ngay tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh là việc làm đầu tiên của bạn. Nó giúp tình trạng nổi mề đay không trở nên nặng hơn.
- Histamin có vai trò quan trọng trong phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Chính vì thế các thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn quá trình này làm giảm các triệu chứng ngứa do mề đay gây ra. Các thuốc hay dùng như: Fexofenadin, loratadin,…Có thể bôi trực tiếp lên các vị trí ở cổ xuất hiện mề đay hoặc sử dụng đường uống.
- Corticoid: Hydrocortisone, Flucinar, Triamcinolone, prednisone, cortisol. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp nặng hoặc dùng thuốc kháng histamin không có hiệu quả. Tuy nhiên corticoid có rất nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm vì thế tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, không sử dụng khi không có sự kê đơn của bác sĩ.
- Nếu tình trạng mề đay gây nguy hiểm đến tính mạng như sốc phản vệ hoặc khó thở dữ dội phải tiêm ngay ephedrin.
- Miễn dịch liệu pháp cũng là một phương pháp mới trong điều trị mề đay mạn tính.
- Một số phương pháp điều trị nổi mề đay ở cổ tại nhà cũng rất hiệu quả như: Chườm đá lạnh, sử dụng nhựa cây lô hội bôi lên vùng da bị bệnh, hoặc tắm lá khế, lá trầu không, chè xanh,…
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng nên có những biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát bệnh như:
- Tuyệt đối không tiếp xúc với các tác nhân khiến da bị nổi mề đay.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tăng cường trái cây và các vitamin cần thiết.
- Tập thể dục đều đặn và thường xuyên giúp nâng cao thể trạng, rất có lợi cho sức khỏe.
Chúng ta không nên chủ quan khi bị nổi mề đay ở cổ vì có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Cần biết rõ nguyên nhân và cách điều trị đúng đắn. Hy vọng bài viết giúp ích được cho quý độc giả.
The post Nổi mề đay ở cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý từ chuyên gia appeared first on Iwt Hà Nội - Cẩm nang chăm sóc sức khỏe đầy đủ nhất.
source http://iwthanoi.vn/noi-me-day-o-co/
Nhận xét
Đăng nhận xét